Nhạc Sĩ – Chiến Sĩ Dzũng Chinh, Nguyễn Bá Chính – 1941-1969. Trong clip này gồm các ca khúc:
1. Những Đồi Hoa Sim – Thơ Hữu Loan – Phương Dung ca
2. Hao Màu Hoa – Bùi Anh Tuấn – Hoàng Oanh ca
3. Lời Tạ Từ – Trúc Mai ca
4. Tha La Xóm Đạo – Vũ Anh Khanh – Hoàng Oanh ca
5. Đêm Dài Chưa Muốn Sáng – Hoàng Oanh và Hồng Phúc song ca
6. Đọc Tin Trên Báo – Thanh Sơn sáng tác sau khi nhận được tin tử trận của nhạc sĩ Dzũng Chinh. Trúc Ly ca
Link tiểu sử của nhạc sĩ Dzũng Chinh .
trong clip làm lần trước có đăng hình của thi sĩ Lê Anh Xuân và bị nhầm là ảnh của nhạc sũ Dzũng chinh. Clip này đã thay hình đó xuống. Thành thật xin lỗi.
Nguồn: https://tongcucthuevietnam.com
Xem thêm bài viết khác: https://tongcucthuevietnam.com/tong-hop
Nhớ Dzũng Chinh.
Người ta thường nghĩ đến tên tuổi của nhạc sĩ Dzũng Chinh
khi nghe ai đó hát ca khúc “Những Đồi Hoa Sim”. Bài hát được ông phổ lại từ bài
thơ Màu Tím Hoa Sim của thi sĩ Hữu Loan, lúc bấy giờ còn đang ở bên kia bờ Vĩ
Tuyến 17.
Dzũng Chinh viết “Những Đồi Hoa Sim” năm 1960 lúc còn đang
ngồi ghế sinh viên trong trường Luật Khoa Sài Gòn. Không biết ông có phải là
người đầu tiên phổ nhạc bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” của Hữa Loan hay không nhưng
đại chúng có lẽ thích bản phổ nhạc từ thơ này nhất. Ngoài Dzũng Chinh người ta
còn thấy nhạc Sĩ Song Ngọc của góp mặt với ca khúc “Màu Tím Hoa Sim” đã được
danh ca Minh Hiếu trình bày hết sức thành công. Ca nhạc sĩ Duy Khánh cũng có “Màu
Tím Hoa Sim” đậm nét dân ca mới và đã do chính ông trình bày trong băng nhạc
Duy Khánh 2 do trung tâm Trường Sơn phát hành trước năm 1975 tại Sài Gòn. Bài
hát này còn có phần diễn ngâm của nghệ sĩ Hồng Vân. Vào thập niên 70s thì “Áo
Anh Sứt Chỉ Đường Tà” của nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã gây cho giới thưởng ngoạn
nhiều chú ý. Đây là ca khúc có giá trị nghệ thuật cao. Bài hát mang đậm nét
truyện ca với nhiều phiên khúc với nhiều tiết tấu khác nhau; khi thì thào kể lễ;
khi dồn dập nhịp quân hành và cũng có khi réo rắt quặn lòng làm rơi lệ người
nghe.
Nhưng đại chúng vẫn gắn bó với “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng
Chinh. Bài hát được viết theo nhịp 4/4 với tiết tấu chậm rãi, đều đều như lời kể
về một chuyện tình buồn thời chinh chiến. Thời bấy giờ, sau Mambo, Cha Cha, nhịp
điệu Bolero đang trở thành một làn gió mới, mang hương sắc của âm nhạc Tây
Phương đề làm phong phú nền tân nhạc miền nam đang bước vào mùa cực thịnh. Người
ta cũng nhắc đến giọng ca của “Con Nhạn Trắng Gò Công” Phương Dung khi nghe “Những
Đồi Hoa Sim”. Cô là người đầu tiên trình bày ca khúc này và đã được hãng dĩa
Sóng Nhạc ghi âm rồi tái phát hành liên tục. Nhiều người cũng công nhận rằng
bài hát “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh dường như đã được viết riêng cho giọng
hát của ca sĩ Phương Dung. Sau cô, nhiều ca sĩ tên tuổi đã trình bày lại bài
hát này và mỗi người mang cho bài hát một sắc màu cảm xúc khác nhau nhưng không
ai để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách mộ điệu như ca sĩ Phương Dung.
Tuy nhiên, “Những Đồi Hoa Sim” không phải là ca khúc duy nhất của
nhạc sĩ Dzũng Chinh. Nếu gọi “Những Đồi Hoa Sim” là sáng tác đầu tiên của ông
cho giới thiệu đến công chúng thì trong vỏn vẹn 9 năm ngắn ngủi, Dzũng Chinh đã
cho ra đời 6 tác phẩm:
Những đồi hoa sim (thơ Hữu Loan)-1960
Hai màu hoa (Dzũng Chinh – Bùi
Tuấn Anh)
Tha La xóm đạo (thơ Vũ Anh Khanh)-1964
Đêm dài chưa muốn sáng tức Hận
Trường Ca-1965
Lời tạ từ
Hoa trắng tình yêu – 1964
5 trong số 6 ca khúc của nhạc sĩ
Dzũng Chinh đã trở thành những ca khúc tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam
trong thời chiến và vẫn còn được hát lại bởi những tên tuổi quen thuộc của Sài
Gòn năm xưa cũng như những giọng ca thuộc thế hệ trẻ mới lớn nên sau ngày 30
tháng 4 năm 1975.
Nhạc sĩ Dzũng Chinh tên thật là
Nguyễn Bá Chính, người gốc Nha Trang, Khánh Hòa. Ông đã tốt nghiệp bậc trung
học và theo học Luật Khoa Sài Gòn vào đầu thập niên 60s nhưng rồi chiến tranh
ngày càng thảm khốc nên đã nhập ngũ theo lịnh tổng động viện vào năm 1965. Ngày
1 tháng 3 năm 1969, chuẩn úy Nguyễn Bá Chính bị tử trận trong một lần đụng độ
với giặc. Lúc bấy giờ ông mới 28 tuổi.
Chiến tranh và những viên đạn hận
thù đã cướp đi sự sống của người chiến sĩ-nhạc sĩ Dzũng Chinh ở độ tuổi đẹp
nhật, sung mãn nhất của một đời người. Như một số mệnh đã được định sẵn, các ca
khúc của ông đều ghi lại số phận của con người Việt Nam như những nhân chứng về
sự tàn phá của chiến tranh trên quê hương. Ông viết bằng cảm xúc chân thật của
riêng mình, chàng thanh niên Việt Nam lớn lên trong thời lửa đạn. Đó có thể là
câu chuyện chàng chiến sĩ khóc bên mộ người yêu trên đồi hoa Sim; hay là màu
khói lửa của chiến tranh trong xóm đạo Tha La. Bài hát nào cũng mang nặng tâm
trạng u uất, bất an của làng quê trong mùa chinh chiến. Tuy vậy, người nghe dễ
dàng nhận ra một tinh thần lạc quan luôn hy vọng một ngày mai thanh bình cho
Việt Nam.
Không thể phủ nhận tài năng âm
nhạc của Dzũng Chính. Âm nhạc của ông nghiêng hẳn về thể loại ballad, nhẹ
nhàng, chậm rãi, hợp với khiếu thưởng ngoạn của đại chúng. Ngôn ngữ trong âm
nhạc Dzũng Chinh là loại ngôn ngữ kể chuyện, tuy chọn lọc nhưng không sáo rỗng;
tuy chân phương mà không thô thiễn. Tài năng đó, gói ghém trong 6 tác phẩm của
ông mãi mãi là những viên ngọc quý báu trong kho tàng tân nhạc Việt Nam.
Vancouver Ngày 5 tháng 5 năm
2017.
Hai màu hoa hát bởi Hoàng Oanh, sau 75 không nghe ai hát lại, hay quá cảm ơn anh Vănchus
Cảm ơn nhạc sĩ Dzung Chính để lại cho đời những ca khúc bất hủ… Nghe quá xúc động và cảm phục một tài năng của người lính VNCH…
Nghe bài hát Lời Tạ Từ ca sĩ Trúc Mai hát thật mộc mạc mềm mại thật hay. Nhớ hồi còn thiếu niên vẫn thấy cô Trúc Mai đi nhà thờ Thủ Đức mỗi sáng chúa nhật lúc đó cô đã nổi tiếng với bài hát Hàn Mặc Tử.
Có thời gian nhạc sĩ này ở sông mao.
ky niem nhung ngay uong ruou voi Zung Chinh,quan ruou ben canh rap Quoc Thanhvoi gat tro cua ZC phia sau rap hat QT
Tưởng nhớ nhạc sĩ Tài hoa! Cám ơn chương trình!
Dã chết nguoi trai khói lữa cố thiếu úy nguyễn bá chinh dã tữ trận tại chiến truong quãng tri năm 1969
B
Thương tiếc người nhạc sỹ tài ba.
nghe lại những bài hát này nhớ và xúc động về người nhạc sĩ tài hoa .